Các chuyên gia chỉ ra, cá chứa rất ít chất béo giống mỡ động vật nên ít gây béo phì, đồng thời có nhiều axít béo omega – 3, thành phần đặc biệt cần thiết đối với qúa trình phát triển não bộ ở con người, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền nhận tín hiệu giữa các tế bào.
Thành phần chủ yếu trong omega-3 là DHA giúp thúc đẩy hình thành chất xám trong não và giúp cho trẻ nhỏ phát triển trí thông minh.
Ngoài ra, omega – 3 còn giúp cải thiện lưu lượng máu, ngăn chặn bệnh tim mạch, đồng thời làm giảm hiện tượng máu bị vón cục dẫn tới tắc nghẽn mạch máu, phòng tránh đột quỵ. Nếu bổ sung cá vào thực đơn ăn uống của mình hàng tuần, bạn sẽ có một trái tim khoẻ mạnh hơn.
Cá tốt cho sức khoẻ nhưng chuyên gia khuyến cáo khi ăn cá cần lưu ý những điều này:
Ăn mật cá: Trong dân gian lưu truyền bài thuốc ăn mật cá để thanh nhiệt giải độc, tăng cường thị lực, giúp mắt sáng, giảm ho. Vì thế cho nên, dù mật cá có đắng thế nào mà nghe nói là “giã” được tật thì không ít người vẫn cứ cố “nuốt” để phòng bệnh theo phong trào.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học cho thấy, mật cá cung cấp các men, enzyme song cũng chứa rất nhiều độc tố như tetrodotoxin, tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi.
Ăn mật cá cũng có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp thậm chí tử vong. Vì thế, lưu ý khi chế biến nên tránh làm vỡ mật cá, tránh để dịch mật cá bắn vào mắt.
Ăn cá khi đang bị ho: Đa số mọi người đều lầm tưởng, ăn cá khi ốm sẽ tốt, vì chúng lành mà lại bổ dưỡng. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng, người ho lâu ngày và phải dùng thuốc điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng.
Lý do vì cá có chứa nhiều histamine, khi được nạp vào cơ thể quá nhiều nó sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histamine. Chưa kể, thuốc ho chứa chất ức chế monoamine nên người uống thuốc ho và ăn nhiều cá biển sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Không ít người quan niệm, cá tốt, cá lành nên ăn càng nhiều, càng tốt. Tuy nhiên, để tốt cho cơ thể, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo hãy ăn 2 bữa cá mỗi tuần (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, khi đang điều trị bằng một số thuốc kháng sinh, hạ huyết áp, trị bệnh parkinson, chống trầm cảm, thuốc chống viêm… cũng không nên ăn cá vì chúng cũng chứa chất ức chế monoamine vừa hạn chế tác dụng của thuốc vừa khiến bạn lâu lành bệnh.
Rán cá quá kỹ: Bạn không nên ăn cá sống, gỏi cá hoặc cá rán chưa chín cũng như quá kỹ. Cá tốt nhất cho sức khỏe khi được nướng bỏ lò hoặc luộc. Bởi nếu rán quá kỹ, các lợi ích sức khỏe của cá có thể biến mất. Bên cạnh đó, ăn nhiều thực phẩm rán, bạn phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ.
Ăn cá khi đang đói: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn cá khi đói có thể làm tăng lượng purine chuyển hóa thành axit uric, mà axit này có thể gây ra các tổn thương ở mô. Mà sự tổn thương mô lại chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Để tránh nguy cơ mắc bệnh này, bạn không nên ăn cá lúc đang đói.
Ăn quá nhiều bữa: Không ít người quan niệm, cá tốt, cá lành nên ăn càng nhiều, càng tốt. Tuy nhiên, để tốt cho cơ thể, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo hãy ăn 2 bữa cá mỗi tuần. Nhất là loại cá chứa hàm lượng axit béo Omega3 cao. Ngoài ra lưu lý, mỗi bữa nên chỉ ăn khoảng 1 lạng cá là đủ.
Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/chuyen-gia-chi-ra-nhung-sai-lam-co-ban-khi-an-ca-a532939.html